Thời gian gần đây, có rất nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm tại các cơ sở giáo dục mầm non. Dù là khách quan hay chủ quan cũng gây nhiều nỗi hoang mang, bất an trong lòng phụ huynh. Thay vì lo lắng, hãy chủ động bổ sung kiến thức hữu ích để ứng phó trong những tình huống rủi ro. Hãy cùng Luma tìm hiểu những phương án xử lý ngộ độc thực phẩm qua bài viết dưới đây
Ngộ độc thực phẩm là gì?
Ngộ độc thực phẩm, còn được gọi phổ biến là trúng thực, là tình trạng một người bị nhiễm độc tố cho ăn hoặc uống phải những thức ăn mang các vi khuẩn có độc. Các vi khuẩn này có thể hình thành do thức ăn bị ôi thiu, hoặc có chất phụ gia nào đó vượt mức cho phép trong khẩu phần ăn hoặc nước uống.
Một người trưởng thành với sức khỏe bình thường có thể tự khỏi sau vài ngày nếu bị ngộ độc thực phẩm ở mức nhẹ. Đối với trẻ em có sức đề kháng yếu, gặp phải ngộ độc thực phẩm có biểu hiện trầm trọng hơn. Nếu không xử lý kịp thời có thể dẫn đến biến chứng nặng, thậm chí là tử vong..
Biểu hiện và triệu chứng của ngộ độc thực phẩm:
Đối với trẻ em có hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, ngộ độc thực phẩm có thể biểu hiện rất nhanh chỉ trong 10 – 15 phút sau khi ăn. Một vài trường hợp đặc biệt có thể nhận thấy lâu hơn, nhưng sẽ không quá 24h.
Một số triệu chứng thường thấy từ nhẹ đến nặng như:
- Đau bụng từ ít đến nhiều, ngày càng đau dữ dội
- Có dấu hiệu buồn nôn, hoặc nôn.
- Chướng bụng, tiêu chảy, đi ngoài ra nước hoặc dạng phân lỏng.
- Sốt cao, khô môi, mất nước
- Cơ thể mệt mỏi, thậm chí có thể mất tỉnh táo, rơi vào hôn mê sâu.
Trẻ em bị ngộ độc thực phẩm sẽ biểu hiện rất nhanh
Phương án xử lý ngộ độc thực phẩm:
Trẻ em vốn có sức đề kháng yếu và hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện. Vì vậy, khi thầy cô hay phụ huynh nhận thấy những biểu hiện bất thường, cần nhanh chóng hành động ngay tức thì. Một số phương án xử lý ngộ độc thực phẩm trong trường học như sau:
Sơ cứu ban đầu: biện pháp tự xử lý tại chỗ
Các biện pháp sơ cứu tại chỗ khi phát hiện học sinh bị ngộ độc thực phẩm như sau:
- Nếu trẻ bị nôn, cần đặt trẻ nằm nghiêng tránh bị sặc do thức ăn hoặc nước uống nôn ra.
- Đo nhiệt độ cơ thể cho trẻ, nếu thấy sốt cao từ 38 độ trở lên cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt.
- Cho trẻ uống bù nước hoặc các chất điện giải. Trong trường hợp còn uống sữa thì cần thêm nhiều sữa để bù lại năng lượng. Cho trẻ uống từ từ, không nên uống lượng quá nhiều cùng lúc.
- Không được cho trẻ dùng thuốc kiềm tiêu chảy, điều này sẽ khiến các độc tố bị giữ lại trong cơ thể mà không đào thải ra được.
- Khi nhận thấy các biểu hiện nặng hơn, như sốt trên 39 độ, nôn hoặc đi ngoài ra máu,… cần lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời.
Thông báo cho lãnh đạo nhà trường và sơ cứu tại trường học.
Trong trường học, các suất ăn đều được được phát đồng nhất. Vì vậy, khi phát hiện trường hợp ngộ độc thực phẩm, cần báo ngay cho lãnh đạo nhà trường để kịp thời có phương án xử lý.
Nếu trẻ có biểu hiện trúng thực ngay tại trường, sau khi sơ cứu ban đầu, giáo viên cần báo ngay cho phụ huynh để nắm bắt thông tin. Đồng thời, lãnh đạo nhà trường cần huy động đội ngũ tiến hành kiểm tra sức khỏe cho các học sinh còn lại, kiểm tra khẩu phần ăn để xác định nguyên nhân gây ngộ độc.
Nếu phụ huynh phát hiện trẻ bị ngộ độc sau khi về nhà, cũng cần báo ngay cho lãnh đạo nhà trường. Nhà trường cần phát thông báo đi cho tất cả các phụ huynh để kiểm tra, theo dõi biểu hiện của những học sinh còn lại.
Khi xảy ra ngộ độc thực phẩm tại trường học, nhà trường cần nghiêm khắc kiểm tra lại quá trình chế biến thức ăn, các nguyên vật liệu đầu vào. Sau đó gửi mẫu đến cơ sở y tế để kiểm tra chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.
Chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế
Sau bước sơ cứu ban đầu, dù trẻ có thuyên giảm hay không cũng phải được chuyển đến cơ sở y tế. Cần thiết phải thực hiện kiểm tra để đào thải hết toàn bộ độc tố. Đồng thời, dựa theo thể trạng của từng trẻ, bác sĩ sẽ có hướng dẫn đúng đắn để bổ sung dinh dưỡng, giúp trẻ sớm phục hồi.
Ngoài ra, việc đưa đến cơ sở y tế kiểm tra cũng nhằm xác định đúng nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm. Nếu xuất phát từ nguồn thức ăn, nước uống tại trường học, phụ huynh cần báo với lãnh đạo nhà trường để tìm giải pháp khắc phục.
Bù nước hoặc choáng loãng để kịp bổ sung dinh dưỡng khi trẻ bị mất nước
Mua Bảo hiểm sức khỏe giúp giảm thiểu rủi ro từ việc ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm là rủi ro mà phụ huynh khó có thể lường trước. Tuy nhiên, thay vì lo lắng một cách thụ động, phụ huynh hoàn toàn có thể lựa chọn giải pháp chủ động bảo vệ sức khỏe cho con em mình.
Gói bảo hiểm sức khỏe Luma mang đến giải pháp bảo vệ toàn diện cho trẻ nhỏ trước tất cả những rủi ro về sức khỏe, tai nạn. Lựa chọn Luma, phụ huynh sẽ nhận được nhiều lợi ích:
- Với nhiều chương trình bảo hiểm được lựa chọn, cùng hạn mức bảo vệ cao, trẻ sẽ nhận được dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất tại những bệnh viện hàng đầu.
- Không còn những khó khăn, bất an khi ngồi chờ hằng giờ thăm khám bằng dịch vụ công.
- Hệ thống liên kết hơn 60 bệnh viện trong nước, bảo hiểm Luma mang đến quyền lợi bảo lãnh viện phí ngay cả khi thăm khám tại những bệnh viện, phòng khám theo tiêu chuẩn quốc tế.
- Bảo vệ toàn diện cho bản thân và con trẻ, giúp phụ huynh an tâm thực hiện những mục tiêu công việc mà không phải lo lắng cho con em mình.
Bảo hiểm sức khỏe Luma – thay mặt bạn chăm sóc trẻ nhỏ
Giao mùa là thời điểm thuận lợi để vi khuẩn độc hại sinh sôi nảy nở, không chỉ trong thức ăn mà còn tiềm ẩn trong môi trường. Nắm bắt những phương án xử lý ngộ độc thực phẩm là giải pháp chủ động bảo vệ trẻ nhỏ. Đồng thời, đây cũng là lúc trẻ nhỏ dễ mắc phải nhiều chứng bệnh phiền toái. Để bản thân yên tâm làm việc, hãy trang bị gói Bảo hiểm sức khỏe Luma ngay hôm nay. Luma mang đến nhiều chương trình bảo hiểm phù hợp đa dạng nhu cầu và khả năng tài chính. Truy cập bảo hiểm sức khỏe Luma để nhận được tư vấn chi tiết nhất.